Chủ Nhật, Tháng Chín 8, 2024

Kinh nghiệm chọn vật liệu chống thấm từ chuyên gia

Nên đọc

Thấm dột không những làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của mỗi công trình mà nó còn khiến cho kết cấu của công trình xuống cấp và tuổi thọ của công trình đó giảm sút nghiêm trọng. Do vậy mà chống thấm dột là điều cần thiết và không nên bỏ qua đối với mỗi công trình xây dựng. Để chống thấm đạt hiệu quả cao thì vật liệu chống thấm đóng một vai trò không nhỏ. Vậy làm thế nào để chọn được vật liệu chống thấm phù hợp với mỗi công trình? Sau đây là kinh nghiệm chọn vật liệu chống thấm từ các chuyên gia. Hãy cùng chúng tôi tham khảo nhé.

1. Chọn vật liệu chống thấm tường

nhà ngoài thường xuyên chịu tác động của thời tiết nắng mưa và môi tường xung quanh nên rất dễ bị thấm dột, hoặc do không được xử lý chống thấm ngay từ đầu, hay dùng vật liệu chống thấm kém chất lượng không chỉ khiến tường ngoài bị thấm mà còn khiến tường trong nhà xảy ra tình trạng thấm dột. Tường nhà bị thấm sẽ khiến lớp sơn bị bong tróc, nứt gãy, rêu mốc, vi khuẩn phát triển…gây mất thẩm mỹ và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn.

kinh nghiệm chọn vật liệu chống thấm hình 1

Do vậy khi tường nhà bị thấm thì bạn cần phải xử lý triệt để. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vật liệu chống thấm nhưng không phải loại nào cũng có thể sử dụng để chống thấm tường nhà mang lại hiệu quả cao. Chống thấm tường nhà thì chia làm 2 loại là chống thấm tường trong nhà và chống thấm tường ngoài nhà. Do đó mà vật liệu chống thấm cũng cần phải phù hợp với tường trong nhà và tường ngoài nhà.

Đối với tường ngoài nhà thì bạn nên sơn một lớp sơn đàn hồi gốc Acrylic, sau đó dùng sơn chống thấm trộn xi măng để chống thấm.

kinh nghiệm chọn vật liệu chống thấm hình 2

Còn với tường trong nhà thì trước tiên phải sơn một lớp sơn lót chống kiềm trước, sau đó mới tiến hành sơn một đến hai lớp sơn chống thấm, cuối cùng là sơn phủ hoàn thiện. Để việc chống thấm đạt hiệu quả cao nhất thì bạn nên sử dụng sơn chống thấm và sơn phủ của hãng sơn uy tín như sơn chống thấm JYMEC, với tâm niệm hàng Việt phục vụ tốt cho người Việt, sơn chống thấm JYMEC được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của MỸ, được nghiên cứu để phù hợp với tình hình khí hậu nước ta, có độ bám dính tốt, khả năng ngăn nước tối đa, đặc biệt không chứa chì, thủy ngân hay các chất độc hại khác nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn sơn chống thấm JYMEC.

2. Chọn vật liệu chống thấm nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước nên đây là khu vực dễ xảy ra tình trạng thấm dột nhất. 

Vật liệu chống thấm nhà vệ sinh mang lại hiệu quả cao đó là màng chống thấm tự dính như: Lemax, Autotak Italia, Larix hay Bitustick, hay màng chống thấm khò nóng. Hai loại vật liệu chống thấm này có tác dụng ngăn nước triệt để, thi công đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả chống thấm dài lâu. Với những công trình nhà vệ sinh dễ xảy ra thấm dột nghiêm trọng thì bạn nên cân nhắc sử dụng 2 loại vật liệu chống thấm trên để đem lại hiệu quả tối ưu nhất.

kinh nghiệm chọn vật liệu chống thấm hình 3

3. Chọn vật liệu chống thấm sân thượng

Sân thượng cũng là một hạng mục ngoài trời nên nó thường xuyên tiếp xúc mới điều kiện thời tiết khắc nghiệt và môi trường xung quanh do vậy mà thấm dột là tình trạng rất dễ xảy ra.

Vật liệu chống thấm cho sân thượng thường được sử dụng là nhựa đường chống thấm. Nhựa đường được đun nóng chảy nên nó có khả năng thẩm thấu và kết dính cực tốt lên bề mặt công tình từ đó tạo ra một lớp màng dày dặn ngăn nước hiệu quả.

kinh nghiệm chọn vật liệu chống thấm hình 4

Bên cạnh sử dụng nhựa đường chống thấm bạn cũng có thể sử dụng màng bitum khò nóng để chống thấm sân thượng. Màng bitum khò nóng có độ đàn hồi cao, khả năng chịu nhiệt tốt, có độ co giãn nên nó cũng rất phù hợp với vị trí sàn mái. 

kinh nghiệm chọn vật liệu chống thấm hình 5

Để chống thấm sân thượng đạt hiệu quả cao thì bạn cần chú ý đến những vị trí như cổ ống thoát sàn hay hộp kỹ thuật, phải chống thấm những vị trí này bằng vữa grout không co ngót, sau đó có thể bơm keo Epoxy quanh miệng ống, rồi mới thi công lớp màng chống thấm hoặc nhựa đường chống thấm. Như vậy hiệu quả chống thấm mới tối ưu và thời gian chống thấm được dài lâu.

4. Chọn vật liệu chống thấm tầng hầm

Việc chống thấm tầng hầm phải thực hiện từ nhiều hướng trong tầng hầm như chống thấm sàn tầng hầm, chống thấm tường tầng hầm, chống thấm khe tiếp giáp giữa tường và nền, chống thấm tại các cổ ống. Do đó bạn cần khéo léo kết hợp các vật liệu chống thấm để có thể mang lại hiệu quả tối ưu.

Bạn có thể chống thấm sàn tầng hầm bằng màng khò nóng hoặc màng tự dính.

kinh nghiệm chọn vật liệu chống thấm hình 6

Với tường tầng hầm có thể thi công bằng sơn chống thấm, hoặc các sản phẩm dạng quét.

kinh nghiệm chọn vật liệu chống thấm hình 7

Với những vị trí cổ ống thì nên dùng Sika chống thấm hoặc bơm keo Epoxy.

Trên đây là những kinh nghiệm chọn vật liệu chống thấm từ các chuyên gia. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để có thể chọn được loại vật liệu chống thấm phù hợp với từng hạng mục công trình của mình để đạt hiệu quả chống thấm một cách tối ưu nhất nhé.

>> Xem thêm: 

- Advertisement -spot_img

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Tin mới

bán máy pha cà phê

Máy pha cà phê ProCaffe - Lựa chọn nơi bán máy pha cà phê đáng tin cậy Nếu bạn là...
- Advertisement -spot_img

Tin liên quan