Thứ Hai, Tháng Mười Hai 2, 2024

Quy trình thi công sơn Epoxy tự san phẳng cực chi tiết

Nên đọc

Hiện nay, khi tiến hành lựa chọn sơn epoxy cho công trình của mình, khi tìm hiểu về đội ngũ thi công và các bước trong quy trình sơn thì có rất nhiều đơn vị đưa ra các bước thi công sơn epoxy tự san phẳng khác nhau cùng mức giá khác nhau. Tuy nhiên, nhiều đơn vị vẫn còn hạn chế trong quy trình, đưa ra cho bạn những quy trình chưa đủ chi tiết cũng như độ chính xác không cao. Để tránh những tình trạng như trên, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết nhất về quy trình thi công sơn epoxy tự san phẳng.

1. Sơn epoxy tự san phẳng là gì? 

Sơn epoxy tự san phẳng là một trong những sản phẩm cũng bao gồm 2 thành phần, thuộc dòng sơn epoxy đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Khác với các dòng sơn khác, loại sơn này có khả năng tự cân bằng bề mặt, tính thẩm mỹ cao và sức chống chịu lực tốt, giúp kháng mài mòn cho bề mặt sơn. Ngoài ra, sơn epoxy tự san phẳng còn có 1 đặc điểm đặc biệt khác, là được thi công bằng phương pháp cào, cán tự phẳng.

sơn epoxy tự san phẳng

Bạn có thể biết tới dòng sơn này với một số tên gọi khác như sơn epoxy tự cân bằng, sơn epoxy lining,…

>> Bài viết nổi bật: 

2. Ưu điểm và ứng dụng 

2.1. Ưu điểm

Về mặt ưu điểm, sơn epoxy tự san phẳng có những tính năng vượt trội như:
Khả năng chống thấm nước, thấm dầu, kháng mài mòn, chống chịu tác động động từ môi trường hóa chất

Màu sắc phong phú, tính thẩm mỹ và độ sáng bóng cao, có thể tùy ý sơn mỏng hoặc dày theo nhu cầu.

Sức chịu lực lớn, độ bền cao, tuổi thọ sơn có thể kéo dài đến 10 năm

Phương pháp và quy trình thi công sơn epoxy tự san phẳng khá đơn giản, không phức tạp, tiết kiệm thời gian thi công cũng như chi phí.

Tính kháng khuẩn, chống bụi bẩn, dễ lau chùi, thích hợp với đa dạng công trình

2.2. Ứng dụng

Sản phẩm sơn epoxy tự san phẳng thường được ứng dụng cho nhiều loại công trình khác nhau như:  các khu vực nhà xưởng, nơi sản xuất bắt buộc phải chịu tải trọng nặng với lượng xe nâng, xe kéo di chuyển thường xuyên trên bề mặt, các nhà máy chế biến, sản xuất thực phẩm, y tế, bệnh viện, trung tâm thương mại, nhà xưởng, nhà máy,…

Quy trình thi công sơn epoxy tự san phẳng

Một quy trình thi công sơn epoxy tự san phẳng bao gồm 6 bước:

Bước 1: Thực hiện mài xử lý tạo nhám và chân bám cho sàn bê tông

Tạo nhám và chân bám cho sàn bê tông bằng cách mài sàn kết hợp với máy hút bụi, bước này sẽ giúp tạo ra các liên kết tốt với lớp sơn epoxy mà bạn chuẩn bị thi công.

Bước 2: Làm vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn

Sử dụng máy hút bụi công nghiệp để vệ sinh khô bề mặt sàn bê tông. Điều này sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, làm sạch hoàn toàn các tạp chất trước khi thi công sơn epoxy tự san phẳng.

Bước 3: Sơn lót epoxy tự san phẳng

Để tạo được lớp liên kết trung gian kết nối giữa sàn bê tông và lớp sơn nền phía trên, bạn cần sơn lót trước khi thi công sau khi vệ sinh sạch sẽ bề mặt sơn.

Bước 4. Thi công lớp thứ nhất của sơn epoxy tự san phẳng

Sau khi sơn lót, tiến hành sơn sơn epoxy tự san phẳng lớp thứ nhất, việc tách lớp này sẽ  giúp bạn xử lý tạo phẳng bề mặt sàn và loại bỏ bọt khí một cách tối ưu nhất trước khi tiến hành hoàn thiện thi công sơn epoxy tự san phẳng.

Bước 5. Chà ráp bề mặt sàn.

Sau khi hoàn thiện lớp thứ nhất, bạn cần chà ráp bề mặt để giúp loại bỏ sạn và các tạp chất, bụi bẩn bám trên lớp sơn thứ nhất, tăng khả năng bám dính với cho lớp sơn hoàn thiện.

Bước 6: Thi công lớp sơn hoàn thiện 

Trộn đều hỗn hợp sơn epoxy tự san phẳng theo hướng dẫn từ nhà sản xuất. Đổ sơn hỗn hợp ra sàn để tiến hành sơn và dùng các dụng cụ sơn để cán đều, sau đó sử dụng lô gai để phá tan bọt khí. Đợi sơn khô và nghiệm thu.

Trên đây là những thông tin chi tiết về sơn epoxy và các bước chi tiết trong quy trinh thi công sơn epoxy tự phẳng. Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi đã cung cấp được cho bạn những kiến thức bổ ích. 

>> Xem thêm: Bảng báo giá sơn sàn công nghiệp JYMEC mới nhất

- Advertisement -spot_img

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Tin mới

Lỗi sửa máy giặt không giặt được và cách xử lý nhanh chóng

Lỗi sửa máy giặt không giặt được có thể do lọc bị tắc, van nước hỏng hoặc dây cấp...
- Advertisement -spot_img

Tin liên quan