Cây bồ có dáng rất đpẹ, thân cao và to tán lá sum suê, được trồng ở nhiều nơi, trong khuôn viên, đường phố, hoặc các nơi như đền, chùa,…. Cây gắn với những điển tích về Phật Pháp và Đức Phật cũng là loại cây mang ý nghĩa phong thủy cao.
Hình ảnh minh họa cây bồ đề
Mô tả về cây bồ đề.
Danh pháp khoa học hai phần: Ficus rumphii hoặc FIcus religiosa
Họ: thuộc họ Dâu tằm (Moraceae)
Nguồn gốc: Từ Ấn Độ, Nam Trung Quốc và Đông Dương về phái đông đến Việt Nam
Cây bồ đề là loài cây công trình thân gỗ, nó là một loài cây rụng lá vào mùa thu nhưng thường xanh bán mùa, thân khá nhẵn thuộc loại gỗ mềm, thớ mịn, đều nhẹ, vỏ cây có màu nâu hoặc nâu xám nhạt, từ thân phân thành nhiều cành nhánh, cong xuống về phía dưới tạo thành tán lá rộng, sum suê. Lá cây bồ đề có hình tim, to bản, khi còn non thì có màu đỏ về già có màu xanh là một đặc điểm rất khác so với nhiều loại cây khác. Hoa bồ đề thường nở vào tháng 2 hằng năm đến cuối tháng 4 lúc này khi hoa tàn sẽ bắt đầu tạo thành quả, quả dạng hình cầu kích thước rơi vào từ 1 đến 1,5 cm, hầu như không có cuống, mọc thành chành chùm.
Cách trồng và chăm sóc cây bồ đề
Là loài cây ưa sáng, chủ yếu được trồng bằng hạt ( lưu ý chọn hạt mẩy tròn đều thì khả năng sông sẽ cao hơn) hoặc bằng cách giâm cành ( lưu ý nên chọn Bồ đề không quá già hoặc quá non, tìm được cành đã ra hoa để trông thì càng tốt). Phải trồng cây ở nơi có ánh sáng nhiều, thoáng đãng để cây sinh trưởng tốt nhất, không trồng trong chỗ bóng râm. Nên chọn trông ở nơi đất tơi xốp nhiều dinh dưỡng, lúc cây còn non thì nên tưới nước thường xuyên, còn khi cây trưởng thành rồi thì không cần quá nhiều. Giá cây bồ đề sẽ đa dạng phụ thuộc vào kích cỡ của cây.
Ứng dụng của bồ đề
- Tạo cảnh quan môi trường, cành lá sum suê thân cao bồ đề được trồng tạo bóng mát, làm cảnh, lọc không khí giảm thiểu khí thải giúp môi trường trong lành hơn
- Tạo giá trị kinh tế: nhựa, lá và thân bồ đề đều được sử dụng, đem lại giá trị kinh tế cao. Gỗ dùng trong công nghiệp sản xuất nội thất trong gia đình, nhựa cây góp mặt trong sản xuất tinh dầu thơm. Lá cây rất đẹp có thể trang trí viết thơ. Cây bồ đề non dễ uốn tỉa trong việc tạo dáng cây bon sai nên được nhiều người ưa chuộng trao đổi mua bán
- Trong y học bồ đề cũng được sử dụng rất nhiều. Giảm đau răng bằng cách sử dụng 1 nắm lá bồ đề rửa sạch sau đó sắc láy nước ngậm và súc miệng để giảm đau cũng khá hiệu quả. Hay phụ nữ sau sinh bị huyết trướng cấm khẩu ta dùng 4 g bồ đề, 20g thủy phi nghiền mịn thành bột trộn đều mỗi lần uống 4 g với nước gừng sao. Lưu ý những người không dùng được bồ đề bao gồm những người khí hư, ăn ít, âm hỏa hư vượng hoặc những người có bệnh liên quan đến ác khí
- Ý nghĩa phong thủy, cây bồ đề có ý nghĩa là giác bộ, tượng trưng cho sự vững chắc và ý chí sinh tồn.
Xem thêm:
Những mẫu nhà vườn đơn giản đẹp
Cũng chiêm ngưỡng thiết kế biệt thự diện tích 10x12m