Như các bạn đã biết, bên cạnh thiết kế và lựa chọn vật liệu xây dựng, sơn ngoại thất cũng là một yếu tố quan trọng giúp bảo vệ công trình và giúp ngôi nhà thêm hoàn hảo hơn về mặt thẩm mỹ. Tuy vậy, bề mặt thi công không chỉ đẹp nhờ màu sơn mà còn phụ thuộc vào quá trình thi công sơn ngoại thất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin về thi công sơn ngoại thất cũng như những sự cố thường gặp và cách khắc phục trong bài viết dưới đây nhé!
1. Những sự cố thường gặp khi thi công sơn ngoại thất và cách khắc phục:
1.1 Bề mặt sơn bị rỗ sau khi thi công:
Nguyên nhân:
- Sử dụng sơn kém chất lượng, loại sơn không phù hợp với tình trạng bề mặt
- Lăn sơn không đều, sai kỹ thuật hoặc lớp sơn quá dày khiến cho sơn không thể bám dính tốt và dễ bị tạo bọt khí.
Giải pháp:
- Cạo sạch lớp sơn bị hỏng và tiến hành sơn lại theo đúng quy trình.
- Lựa chọn sản phẩm sơn có chất lượng tốt, với những sản phẩm đó thì hầu như lớp bọt khí sẽ tự động vỡ ra trong quá trình lăn sơn.
- Chà nhám bề mặt và sơn lót đối với các bề mặt sần sùi.
1.2 Bề mặt sơn bị nhăn:
Nguyên nhân:
- Lớp sơn được thi công quá dày, các bước thi công không tuân thủ theo thời gian mà nhà sản xuất khuyến cáo.
- Thi công trong điều kiện thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng dẫn đến lớp sơn phía ngoài bị khô nhanh hơn lớp sơn phía trong, từ đó tạo nên sự co rút của lớp sơn.
- Độ ẩm không khí quá cao, xử lý bề mặt không tốt,…
Giải pháp:
- Cạo sạch lớp sơn và thi công lại, đảm bảo kỹ thuật và chất lượng sơn.
- Vệ sinh bề mặt trước khi thi công, mài nhẵn đối với các bề mặt sần sùi và sơn lót để các lớp sơn được liên kết tốt hơn.
- Chú ý điều kiện thời tiết để lớp sơn đạt độ bền tối đa.
>> Bài viết nổi bật:
- Quy trình thi công sơn Epoxy tự san phẳng cực chi tiết
- 4 Kiểu cầu thang nhà ống đẹp giúp tối ưu không gian nhà bạn
1.3 Lớp sơn xuất hiện rêu, mốc:
Nguyên nhân:
- Do môi trường xung quanh bị ẩm ướt, khu vực bạn sinh sống thường xuyên có mưa và độ ẩm cao.
- Lớp sơn lót không được thi công đúng cách, bề mặt thi công chưa được xử lý kỹ càng,…
Giải pháp:
- Chà sạch bề mặt bằng bàn chải hoặc nước tẩy nấm mốc chuyên dụng, rửa sạch và để khô rồi tiến hành sơn lại bằng loại sơn ngoại thất chống rêu, mốc để đạt hiệu quả cao.
1.4 Bề mặt thi công bị phấn hóa:
Nguyên nhân:
- Dùng sơn kém chất lượng, không đảm bảo tỷ lệ pha trộn
- Xử lý bề mặt không đúng cách
Giải pháp:
- Chà nhám toàn bộ lớp bụi phấn bằng giấy chuyên dụng, lau sạch bề mặt để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn và tiến hành sơn lớp lót, lớp phủ theo đúng quy trình chuẩn.
- Lựa chọn sơn đạt tiêu chuẩn và phù hợp với tình trạng bề mặt thi công, điều kiện môi trường,…
- Sơn bị phấn hóa là hiện tượng không hiếm thấy đối với chúng ta
1.5 Màng sơn bị bong tróc, nứt gãy hoặc phồng rộp:
Nguyên nhân:
- Lớp sơn quá dày hoặc quá mỏng, thi công trong điều kiện thời tiết không phù hợp
- Môi trường xung quanh bị ẩm ướt, thi công lớp sơn không đúng kỹ thuật.
Giải pháp:
- Cạo sạch lớp sơn bị hỏng, chà nhám bề mặt và sơn lại theo đúng kỹ thuật bằng sản phẩm sơn đạt chất lượng chuẩn.
- Sửa chữa và khắc phục vấn đề thấm dột trước khi tiến hành sơn ngoại thất
- Thi công trong điều kiện thời tiết thoáng gió và có độ ẩm phù hợp.
2. Những điều bạn cần lưu ý khi thi công sơn ngoại thất:
- Lựa chọn màu sơn phù hợp với tổng thể thiết kế hoặc với bản mệnh của gia chủ,…
- Lựa chọn hãng sơn uy tín, chất lượng và đảm bảo an toàn, có giấy tờ, tem mác đầy đủ,…
- Chú ý đến các điều kiện ngoại cảnh như mưa, nắng, nhiệt độ môi trường,…
- Nên thi công chống thấm đối với tường mới để tăng khả năng bám dính cho sơn và nâng cao độ bền.
- Lựa chọn loại sơn phù hợp với điều kiện môi trường (gốc nước, gốc dầu) hay yêu cầu thẩm mỹ (sơn bóng, bán bóng hay sơn mịn).
- Cần chú ý thi công sơn ngoại thất đúng kỹ thuật để đảm bảo nước sơn đẹp và có độ bền cao.
Quy trình thi công sơn ngoại thất như thế nào là đạt chuẩn?
Để lớp sơn ngoại thất có độ bám dính tốt nhất cũng như tuổi thọ cao nhất, khi thi công ngoại thất bạn cần thực hiện theo đúng quy trình sau:
Bước 1: Khảo sát địa hình, xử lý các vấn đề về thấm dột và rạn nứt đối với tường cũ, thi công chống thấm tường mới, lựa chọn sản phẩm sơn phù hợp với yêu cầu của mình.
Bước 2: Xử lý bề mặt: Cần loại bỏ toàn bộ lớp sơn trước đó (đối với tường cũ) và các dị vật, đinh vít,… rồi tiến hành chà nhám bề mặt, đồng thời xử lý các vết rỗ, vết nứt để đảm bảo bề mặt thi công được nhẵn nhụi và có độ ẩm đạt chuẩn.
Bước 3: Thi công lớp sơn lót: Sử dụng rulo hoặc máy phun sơn chuyên dụng để lăn sơn, dùng chổi sơn quét lại những vị trí như góc tường, các hoa văn trên tường, lưu ý quét sơn lót thật kỹ ở những vị trí bị nứt, gần khu vực ẩm thấp.
Bước 4: Đảm bảo lớp sơn lót khô ráo rồi thực hiện sơn phủ bề mặt, lưu ý mỗi lớp sơn phủ cần cách nhau khoảng 2 giờ để đạt hiệu quả cao nhất.
Thi công sơn ngoại thất đúng kỹ thuật sẽ bảo vệ công trình và giúp công trình có tuổi thọ cao hơn.
Trên đây là những thông tin về thi công sơn ngoại thất, hy vọng rằng nó có thể giúp ích cho bạn trong quá trình xây dựng ngôi nhà của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi hoặc để lại ý kiến dưới phần bình luận để nhận được lời giải đáp trong thời gian nhanh chóng nhất!
>> Xem thêm bảng giá sơn ngoại thất chi tiết tại: https://sonjymec.com/gia-son-ngoai-that-va-phan-khuc-thi-truong.htm