Thứ Ba, Tháng Mười Một 26, 2024

DN tạm dừng kinh doanh có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Nên đọc

Trong trường hợp doanh nghiệp bị tạm ngừng kinh doanh thì có phải thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động hay không? Song song với vấn đề cách tra cứu bảo hiểm xã hội thì việc doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có phải đóng bảo hiểm xã hội không đang được người lao động đặc biệt quan tâm, đặc biệt trong mùa dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến vô cùng phức tạp ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh doanh, sản xuất như hiện nay.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 200 Luật doanh nghiệp 2014  quy định cụ thể về nghĩa vụ khi tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có quy định như sau:

…Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 200 Luật doanh nghiệp 2014 thì trong thời gian tạm dừng kinh doanh, doanh nghiệp phải hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp và người lao động có thỏa thuận khác. Theo quy định này thì khi tạm dừng kinh doanh doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nếu bên doanh nghiệp không có thỏa thuận nào khác với người lao động.

Khoản 1 Điều 88 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:

-Thứ nhất, trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;

– Thứ hai là hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.”

Theo quy định này thì khi doanh nghiệp tạm dừng sản xuất kinh doanh dẫn đến người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì trường hợp này sẽ được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, còn các quỹ ốm đau thai sản và quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì vẫn phải đóng.

Tổng kết lại, nếu trong thời gian tạm dừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với người lao động trong đó có việc tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp có thỏa thuận sẵn. Nếu trong trường hợp tạm dừng sản xuất kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, các quỹ khác vẫn phải đóng bình thường.

 Trường hợp nào không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào?

Những điều hạn chế của hóa đơn giấy tự in và hóa đơn đặt in

Như vậy, với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp các doanh nghiệp, cá nhân người lao động nắm được những quy định cụ thể về nghĩa vụ của các doanh nghiệp khi đã tạm dừng kinh doanh, giải đáp được vướng mắc khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nữa hay không. Với những chia sẻ này hy vọng sẽ giúp các doanh nghiệp triển khai thực hiện bảo hiểm xã hội cho người lao động được tốt nhất.

 

- Advertisement -spot_img

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Tin mới

Lỗi sửa máy giặt không giặt được và cách xử lý nhanh chóng

Lỗi sửa máy giặt không giặt được có thể do lọc bị tắc, van nước hỏng hoặc dây cấp...
- Advertisement -spot_img

Tin liên quan