Quy định mới nhất về hóa đơn đối với định dạng hóa đơn điện tử đã được quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 5 Thông tư 68/2019/TT/BTC. Trong đó, một trong những nội dung quan trọng mà người dùng cần chú ý đó chính là định dạng hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML. Để đọc được file này, người dùng phải tải phần mềm iTaxViewer để hỗ trợ đọc, nếu trong quá trình sử dụng, phần mềm báo không đọc được file XML thì cần phải thực hiện kiểm tra để khắc phục lỗi. Việc quy định định dạng chuẩn của hóa đơn điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp và cơ quan thuế cùng thống nhất về định dạng hóa đơn để có thể dễ dàng chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống thông tin.
Thành phần của định dạng hóa đơn điện tử
Việc xác định thành phần của định dạng hóa đơn điện tử vô cùng quan trọng giúp tổ chức, cá nhân có thể xác định rõ và thực hiện triển khai đúng theo quy định.
Theo những quy định mới nhất về hóa đơn thì định dạng hóa đơn điện tử bao gồm hai thành phần:
-Thứ nhất là thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hoá đơn điện tử
– Thứ hai là thành phần chứa dữ liệu chữ ký số.
Đây là quy định về định dạng hóa đơn điện tử đổi với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế, còn đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì thành phần định dạng hóa đơn có thêm thành phần chứa dữ liệu liên quan đến mã của cơ quan thuế.
Tổng cục Thuế xây dựng và công bố thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hoá đơn điện tử, thành phần chứa dữ liệu chữ ký số và cung cấp công cụ hiển thị các nội dung của hoá đơn điện tử theo quy định tại Thông tư 68/2019/TT-BTC.
Yêu cầu về kết nối
Các yêu cầu về kết nối cũng được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật về hóa đơn. Định dạng hóa đơn điện tử hợp lệ sẽ là tiền đề giúp đơn vị đáp ứng được các yêu cầu khi chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế theo hình thức gửi trực tiếp. Các yêu cầu về kết nối bao gồm:
-Thứ nhất là kết nối với Tổng cục Thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, gồm 1 kênh truyền chính và 1 kênh truyền dự ph ng. Mỗi kênh truyền có băng thông tối thiểu 5 Mbps.
– Thứ hai là sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương thức để kết nối.
– Thứ ba là sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu
MỨC TIỀN PHẢI XUẤT HĐĐT THEO NGHỊ ĐỊNH 119/2018 LÀ BAO NHIÊU?
CÁC HÀNH VI BỊ CẤM TRONG SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
Như vậy có thể thấy, các thành phần của định dạng hóa đơn điện tử đã được quy định rõ ràng, do vậy, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể căn cứ vào các quy định này để có thể triển khai sử dụng hóa đơn điện tử được tốt nhất. Một định dạng hóa đơn điện tử đúng sẽ đảm bảo nội dung của hóa đơn điện tử được hiển thị đầy đủ nội dung của hóa đơn điện tử, chính xác, đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch để người mua có thể đọc được bằng phương pháp điện tử.
Với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp doanh nghiệp nắm được những quy định mới nhất về hóa đơn đối với định dạng hóa đơn điện tử, nắm được các thành phần của định dạng hóa đơn điện tử, các yêu cầu về kết nối… Định dạng hóa đơn điện tử là một phần vô cùng quan trọng, chỉ khi đảm bảo về định dạng hóa đơn điện tử thì hóa đơn đó mới được coi là hợp lệ. Do vậy, việc nắm rõ các quy định về định dạng hóa đơn điện tử là một phần vô cùng quan trọng