Thứ Ba, Tháng Mười Một 26, 2024

Mức tiền phải xuất HĐĐT theo Nghị định 119/2018 là bao nhiêu?

Nên đọc

Rất nhiều khách hàng gặp vướng mắc về việc liệu mua hàng hóa, dịch vụ với mức tiền bao nhiêu mới được nhận hóa đơn? Ví dụ như khách hàng mua lẻ xăng dầu, khi khách hàng mua xăng dầu với giá trị từ bao nhiêu tiền thì sẽ được nhận hóa đơn? Và thông tin trên hóa đơn điện tử xăng dầu mới nhất có nội dung giống như hóa đơn giấy hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và giải đáp vướng mắc về mức tiền phải xuất hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018 trong bài viết dưới đây.

Mức tiền phải xuất hóa đơn theo quy định cũ

Theo quy định cũ về hóa đơn điện tử, khi hóa đơn hàng hóa, dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mới phải xuất hóa đơn. Các trường hợp dưới 200.000 đồng thì khách hàng vẫn có thể lấy hóa đơn nhưng phải đề nghị cho người bán thực hiện việc xuất hóa đơn cho mình.

nghị định 119/2018

Mức tiền phải xuất hóa đơn theo quy định mới

Theo quy định tại nghị định 119 năm 2018 về HĐĐT, từ ngày 1-11 năm sau, đã bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là phải xuất hóa đơn. Do đó, quy định như hiện nay là trị giá hàng hóa dưới 200.000 đồng mới phải xuất hóa đơn sẽ bị bãi bỏ. Như vậy, không cần phân biệt hóa đơn có giá trị bao nhiêu, không phân biệt lần mua hàng, đã bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì cần phải xuất hóa đơn cho khách hàng.

Trong trường hợp người bán cố tình không xuất hóa đơn thì người mua phải yêu cầu người bán phải xuất hóa đơn cho mình, nếu không, khi cần người tiêu dùng hãy từ chối dịch vụ, hàng hóa.
Thời điểm xuất hóa đơn được quy định rất rõ là khi chuyển giao quyền sở hữu, sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó cho người mua, không phân biệt việc thu hay chưa thu tiền.

Điểm lưu ý của HĐĐT là ngoài những thông tin người bán hàng, đơn vị bán, địa chỉ, số điện thoại, ngày giờ bán hàng… thì phải có chữ ký số của người bán. Nếu hóa đơn không có chữ ký của người bán thì chưa phải hợp lệ, không có giá trị.

Hai bên có thể thỏa thuận thời điểm chuyển hóa đơn nhưng quan trọng là hóa đơn phải lập và ký đúng thời điểm giao hàng. Như vậy, không phải khách hàng muốn lấy hóa đơn hay bên bán muốn xuất hóa đơn vào lúc nào cũng được. Quy định này sẽ tránh được việc xuất lùi ngày hóa đơn hay giữ số hóa đơn như trước đây.

CÁC HÀNH VI BỊ CẤM TRONG SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

LÝ GIẢI VÌ SAO NHIỀU DN VẪN ĐẮN ĐO TRONG VIỆC SỬ DỤNG HĐĐT

Trước khi xuất cho người mua, người bán phải truyền hóa đơn này lên hệ thống điện tử của cơ quan thuế để lấy mã xác thực. Qua đó, cơ quan thuế theo dõi doanh thu cũng như việc kê khai và nộp thuế của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Như vậy, điểm khác biệt lớn nhất của quy định mới về hóa đơn điện tử chính là việc không phân biệt giá trị từng lần cung cấp hàng hóa dịch vụ, đã bán hàng hóa dịch vụ là phải xuất hóa đơn điện tử.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải lưu ý về thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện từ là từ ngày 01/11/2020. Do vậy, các doanh nghiệp cần nhanh chóng triển khai sử dụng để đảm bảo thực hiện theo đúng chỉ thị, chủ trương của chính phủ, Bộ Tài chính. Thời gian này được xem là thời điểm lý tưởng để tìm kiếm nhà cung cấp phần mềm uy tín, trách nhiệm, có thể gắn bó cùng doanh nghiệp lâu dài.

Như vậy, việc triển khai hóa đơn điện tử vào thời điểm này vẫn đang được thực hiện song song theo cả quy định cũ và mới. Do đó, các doanh nghiệp cần phải nắm rõ các quy định của pháp luật hiện hành để có thể triển khai sử dụng một cách đúng nhất.

- Advertisement -spot_img

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Tin mới

Lỗi sửa máy giặt không giặt được và cách xử lý nhanh chóng

Lỗi sửa máy giặt không giặt được có thể do lọc bị tắc, van nước hỏng hoặc dây cấp...
- Advertisement -spot_img

Tin liên quan